In dập chìm và kỹ thuật in dập chìm

Đăng Để lại phản hồi

Nói đến in ấn, chắc hẳn không ai là không biết bởi ngành in đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu trước đây. Tuy nhiên, cuộc sống càng phát triển, sức sáng tạo của con người càng cao, kỹ thuật máy móc càng hiện đại… khiến cho kỹ thuật in cũng được cải thiện và biến đổi rất nhiều với nhiều kiểu in khác nhau.

In dập chìm và kỹ thuật in dập chìm

Một trong những kỹ thuật in được sử dụng nhiều và phổ biến hiện nay và chiếm được cảm tình lớn từ người sử dụng đó là in dập chìm. In dập chìm theo đó là phương pháp in mà các phần tử in cần làm rõ được dập thấp hơn so với phần mặt phẳng nền giấy/ vải. Nó được sử dụng nhiều trong các loại danh thiếp, menu của các nhà hàng và trong thiệp cưới.

In dập chìm và kỹ thuật in dập chìm.

Trên thực tế, in dập chìm chỉ nổi lên độ từ khoảng 5 nămg trở lại đây. Tuy là kỹ thuật “sinh sau đẻ muộn” nhưng nó lại có thể tương thích với khá nhiều chất liệu khác nhau. Nhờ đó, nó cũng nhận được sự đón nhận nồng hậu của người sử dụng. Không chỉ là kỹ thuật in mới, sáng tạo giúp hình thành nên những sản phẩm đẹp mắt, mà bên cạnh đó, kỹ thuật in dập chìm còn tạo dấu ấn riêng giúp sản phẩm sau khi hoàn thiện trở nên sang trọng và tinh tế hơn bao giờ hết.

Kỹ thuật in dập chìm

Để có được những tấm danh thiếp, thiệp cưới hay những cuốn menu với chữ dập chìm sang trọng không phải đơn giản, mà đó là cả một quá trình. Trong quá trình này, người thợ sẽ sử dụng những phần tử in bao gồm chữ viết, hình ảnh, hoa văn, hoạ tiết… trên một tấm giấy phẳng với độ chìm nổi tuỳ vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tiếp đó, họ dùng các loại máy chuyển nhiệt, máy ép để ép những phần tử in đó lên bề mặt của vật liệu in. Tức nhiên là màu sắc của phần tử in đã được thiết kế và thực hiện từ trước đó rồi.

Về cơ bản thì kỹ thuật in chìm sẽ được thực hiện như thế, nhưng hiện nay, nhiều loại máy in dập chữ chìm đã được làm mới và hoàn thiện. Những loại máy này có công dụng đáng kể trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho người thực hiện. Đồng thời nó cũng giảm bớt gánh nặng thời gian hơn, cung cấp những sản phẩm đồng đều, chất lượng hơn. Đặc biệt, việc sử dụng các loại máy in chữ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ in có thể thực hiện cả những đơn hàng với số lượng nhiều và lớn hơn.

In dập chìm và kỹ thuật in dập chìm

Ưu khuyết điểm của kỹ thuật in dập chìm

Không đơn thuần được người sử dụng yêu thích, ưa chuộng vì sự mới mẻ, mà bên cạnh đó, các sản phẩm in chữ chìm còn được ưa chuộng, yêu thích bởi nó sở hữu những ưu điểm tuyệt với hơn so với những sản phẩm in khác. Điều này tạo nên một dấu ấn riêng và tạo điều kiện cho dịch vụ in chữ chìm phát triển hơn trong tương lai.

Ưu điểm:

– Đẹp: Đẹp là điều đầu tiên khiến cho kỹ thuật in chữ chìm có một lượng khách hàng đông đảo như vậy. Theo đó, những chữ viết được in bằng chữ dập chìm khi  phối kết cùng màu sắc sẽ khiến sản phẩm in trở nên tinh tế hơn… Nó trang nhã mà không nhàm chán, khoẻ khoắn, năng động mà không quá phô trương.

– Sang: Sang trọng chính là điểm kỹ thuật in dập chìm có, và đây lại cũng chính là yếu tố mà một sản phẩm danh thiếp, thiệp cưới hay một quyển thực đơn mà người sử dụng cần. Thế nên, việc dịch vụ in chữ chìm được nhiều người yêu thích là lẽ dĩ nhiên phải không nào.

– Ấn tượng: Không có gì có thể thu hút hơn sự ấn tượng, và kỹ thuật in chữ chìm đã làm được điều này. Cụ thể, danh thiếp hay thiếp cưới được xem là “bộ mặt” của người sử dụng. Chính vì thế mà một khi “bộ mặt” ấy gây được ấn tượng với người đối diện thì tự dưng, bạn cũng sẽ có một ấn tượng và sự thu hút nhất định đối với họ.

Khuyết điểm:

– Khuyết điểm duy nhất của sản phẩm in bằng kỹ thuật in chìm có thể nói đến chỉ có một… đó là giá thành. Cụ thể, giá thành của kỹ thuật in chìm tương đối mắc mỏ, trong khi đó số lượng in lại không được nhiều. Đây là khuyết điểm duy nhất của kỹ thuật này, hy vọng nó sẽ có sự biến chuyển trong tương lai.

5/5 - (9 bình chọn)
Trả lời