3 lưu ý khi in tem nhãn

Đăng Để lại phản hồi

Đối với các công ty, doanh nghiệp sản xuất, tem nhãn sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng. Tem nhãn được thiết kế và in với chất lượng tốt sẽ gây được sự chú ý và lưu lại trong tâm trí của người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp giảm bớt nguy cơ hàng nhái, hàng giả gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh thương hiệu. Một số lưu ý khi in tem nhãn sau sẽ giúp các quý công ty, doanh nghiệp có được tem nhãn phù hợp, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất quảng bá sản phẩm.

1. Kích thước của tem nhãn

Để tạo ra được kích thước tem nhãn phù hợp với sản phẩm, trước hết bạn cần xác định rõ kích thước sản phẩm của mình để khẳng định sự chuyên nghiệp của công ty, mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện nay đã có dịch vụ bế tem nhãn, nên kích thức của tem nhãn rất linh hoạt, phù hợp với nhiều thiết bị hàng hóa khác nhau.

2. Xác định chất liệu nhãn decal

Decal giấy bóng mờ, decal nhựa PVC, decal trong, decal sữa, decal vải, decal thiếc, decal nhôm,… Trước khi quyết định tem nhãn cho sản phẩm bạn cần dựa vào mục đích, công dụng để chọn được chất liệu nhãn decal phù hợp. Việc làm này góp phần mang lại độ bền cũng như giá trị cao cho sản phẩm.

3-luu-y-khi-in-tem-nhan-1

3. Lựa chọn phương pháp in

Phương pháp in lưới được áp dụng phổ biến cho các đơn vị in với số lượng ít. Tuy nhiên, cách in này chỉ in được 1 đến 2 mà. Bạn cần chú ý chữ hoặc hình ảnh in trên decal dán không được quá nhỏ.

Phương pháp in phun. Đặc điểm chính của kỹ thuật in phun này là File được truyền trực tiếp từ hệ thống máy tính điều khiển đến máy in sau khi thông qua phần mềm RIP. Trong in kỹ thuật số khổ lớn thì định dạng file sử dụng không khác mấy so với các dạng in kỹ thuật số khác. Phương pháp in này sử dụng định dạng đầu vào là Pdf, Ps, Eps, Tif, Jpj, nhưng thông dụng nhất là định dạng Tiff.

Tùy theo kích thước sản phẩm in mà file sẽ được xuất có độ phân giải khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ in kỹ thuật số là thời gian in ấn nhanh hơn; kỹ thuật in linh hoạt với nhiều loại giấy, in ấn trực tiếp, bỏ qua các khâu trung gian như chế bản, bình bản nên tiết kiệm chi phí.

Nếu lựa chọn phương pháp in offset, hình ảnh của cách in này sẽ dính mực khi được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Sử dụng công nghệ in Offset sẽ mang lại chất lượng hình ảnh cao, nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in. Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám). Hơn nữa, việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn, bản in có tuổi thọ lâu hơn vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in. In offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong in ấn thương mại. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng (tờ) in offset đó là tờ in ra phải giống mẫu (hoặc tờ in thử) về màu sắc và các tờ in phải đều màu (không dao động màu) trong toàn bộ sản lượng in.

5/5 - (26 bình chọn)
Trả lời